TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI NHỰA ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
Chất thải nhựa đang là hiểm họa môi trường toàn cầu. Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do chất thải nhựa gây ra. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm 65% số lượng túi nilon phân hủy dùng tại các siêu thị và các trung tâm thương mại lớn.
Tại Bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh đã xây dựng Kế hoạch triển khai giảm thiểu chất thải nhựa, trong đó có lộ trình giảm thiểu chất thải nhựa áp dụng đối với tất cả các khoa phòng trong bệnh viện, mục tiêu từ nay đến năm 2025 sẽ giảm dần từ 5% đến 50% và xóa bỏ hoàn toàn một số danh mục chất thải nhựa hiện tại đang phát sinh.
Hiện tại, hầu hết lượng nhựa được người bệnh và nhân viên y tế tại Bệnh viện tiêu thụ mỗi ngày đều nằm trong những sản phẩm nhựa dùng một lần, các sản phẩm này chỉ đem lại cảm giác tiện ích trong ít phút như cốc nhựa, ống hút, túi ni lông… Tuy nhiên, ít ai biết khi những thứ này bị vứt ra môi trường sẽ tồn tại trong môi trường tự nhiên và trở nên vô cùng nguy hại.
  

Chất thải nhựa đang phá hủy các đại dương.
Tại bãi rác của một làng tái chế nhựa lớn nhất của cả nước, người ta ước tính một tấn phế liệu nhựa, túi nilon được đưa vào sản xuất sẽ thải ra đến 30% lượng rác thải không thể tái chế. Và cách xử lý duy nhất đối với loại rác thải đó là tập kết về bãi rác sau đó sẽ được xử lý thủ công. Đáng lo ngại là việc đốt rác theo cách thủ công đang ngày ngày “bức tử” sự sống, bởi theo các chuyên gia rác thải này khi cháy sẽ thải ra cả chất độc đi-ô-xin.
Rõ ràng thói quen sử dụng túi ni lông, nhựa dùng một lần có thể đem lại sự tiện lợi cho con người trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng ít ai ngờ nó lại là tác nhân đẩy môi trường đứng trước thảm họa ô nhiễm.
Đáng chú ý, lượng chất thải nhựa và túi ni lông của cả nước chiếm khoảng 8 - 12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa "ô nhiễm trắng".


Cơ chế phân hủy chất thải nhựa ngoài môi trường
Thanh Loan-KSNK
 
Top