SỎI TÚI MẬT
Sỏi túi mật là ? gì dấu hiệu của sỏi túi mật và biến chứng của sỏi túi mật ? điều trị sỏi túi mật như thế nào ?
Sỏi túi mật là:  Viên sỏi nằm trong túi mật viên sỏi này có thành phần có thể là cholesterol, muối mật và canxi...kích thước thay đổi từ vài mm đến vài cm, số lượng từ một viên đến hằng trăm viên.
Sỏi túi mật hay gặp ở những trường hợp sau:

  • Nữ giới trên 40 tuổi
  • Phụ nữ sau sinh nở có lượng estrogen tăng hoặc dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen
  • Béo phì gây ra tăng cholesterol trong mật (bile)
  • Tiền sử gia đình có sỏi túi mật
  • Sụt cân đột ngột
  • Người bị bệnh tiểu đường
  • Chế độ ăn nhiều chất béo và ít chất xơ
Dấu hiệu của sỏi túi mật:
Hầu hết sỏi túi mật không có triệu chứng gì, người bệnh tình cờ phát hiện sỏi túi mật khi đi khám sức khỏe.
Một số dấu hiệu của sỏi túi mật:

  • Đau bụng âm ỉ vùng hạ sườn phải, xuyên ra lưng lên vai phải cơn đau thường kéo dài từ vài phút tới vài giờ.
Hình ảnh minh họa đau do sỏi túi mật
  • Vàng da vàng mắt khi có tắc nghẽn đường mật đi kèm
  • Có thể sốt mệt mỏi, chán ăn
Biến chứng của sỏi túi mật?
  • Viêm túi mật: Sỏi có thể mắc kẹt trong cổ túi mật hoặc ống dẫn mật
  • Viêm đường mật do sỏi: Tình trạng viêm, nhiễm trùng cấp tính của đường mật gây ra bởi sự bít tắc của sỏi
  • Viêm tụy tạng do sỏi mật: Ống dẫn mật tới tụy tạng bị nghẽn dẫn tới những yếu tố trong tụy tạng bị tích tụ
  • Viêm phúc mạc mật
  • Suy đa tạng do nhiễm trùng đường mật
Chẩn đoán sỏi túi mật bằng phương pháp nào?
Bác sỹ sẽ thăm hỏi tiền sử, khám lâm sàng trên cơ thể người bệnh sau đó sẽ đưa ra các chỉ định cận lâm sàng:

  • Các xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng cholesterol máu, chức năng gan, billirubin, chức năng đông máu...
  • Siêu âm ổ bụng và chụp cắt lớp vi tính để thăm dò hình ảnh túi mật
  • Xác định tắc ống mật do sỏi mật bằng:
    • Chụp cộng hưởng từ
    • CTSCan ổ bụng có tiêm thuốc
    • Siêu âm bụng
Điều trị sỏi túi mật như thế nào?
Người mắc bệnh sỏi túi mật nếu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng đều có chỉ định điều trị của bác sĩ bất kể số lượng sỏi và kích thước.

  • Điều trị không phẫu thuật bằng cách uống thuốc tan sỏi. Phương pháp này đôi khi không hữu hiệu và thường được chỉ định cho những bệnh nhân không thể phẫu thuật.
  • Phẫu thuật cắt túi mật nội soi hoặc mổ mở: trong đó phẫu thuật cắt túi mật nội soi được áp dụng rộng rãi với ưu điểm phục hồi nhanh. Tại Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Hà Tĩnh, chúng tôi thực hiện cả hai phương pháp phẫu thuật mổ mở và nội soi tùy tình trạng bệnh lý và tính an toàn cho người bệnh với tỷ lệ biến chứng rất thấp.
Cắt túi mật có ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa không?
Phần lớn người bệnh sau khi mổ túi mật không gặp phải các vấn đề tiêu hóa sau khi cắt túi mật. Một số người có thể gặp tình trạng phân lỏng hoặc tiêu chảy sau phẫu thuật tuy nhiên sẽ không kéo dài. Người bệnh cần thăm khám ngay nếu thấy các dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường.
Lưu ý sau khi mổ cắt túi mật

  • Sinh hoạt, vận động
  • Đi lại nhẹ nhàng sau khi mổ để ngăn ngừa sự hình thành của cục máu đông
  • Giữ vệ sinh vết mổ sạch sẽ
  • Không mang vác vật nặng khoảng 4-6 tuần sau mổ
  • Chế độ ăn uống
  • Uống nước bắt đầu từ ngụm nhỏ tăng dần lên
  • Ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu sau đó ăn tăng dần độ đặc
  • Ăn thành các khẩu phần nhỏ và chia nhiều bữa trong ngày
  • Ăn thức ăn nhiều chất xơ để tăng nhu động ruột và hạn chế chất béo, đồ ăn có chứa nhiều cholesterol.
 Bs CKI Dương Văn Vịnh
 

Top